206 Cộng Hòa, Phường 12, Quận Tân Bình, TPHCM

bonsaidep@gmail.com

Giới thiệu

Tin tức

Liên hệ

Vận chuyển

Toàn quốc (trả phí)

093 629 2319

Hotline tư vấn miễn phí

093 214 0397

Hotline tư vấn miễn phí

Cách chăm sóc cây tùng la hán bonsai đẹp

Đặc điểm và nguồn gốc cây tùng la hán bonsai

Cây tùng la hán có tên tiếng Nhật là Kusamaki hay Inumaki, tiếng Trung là luo han song. Là một loài cây cảnh thuộc họ Thông tre có nguồn gốc từ Nhật Bản và Trung Quốc thường được trồng làm cảnh trong công viên, vườn nhà. Cây thuộc loại cây gỗ lớn, có thể chịu hạn tốt, cành nhánh nhiều, dài, mọc ngang hay rủ xuống. Lá hình giải hẹp, thuôn nhọn ở đỉnh, ít rụng và xanh quanh năm, gốc có cuống ngắn, màu xanh bóng ở mặt trên, hơi xám ở mặt dưới có hạt tròn màu tím nhạt.

Những tác phẩm kinh điển được làm từ cây tùng la hán được cho là hiếm có khó tìm trong làng cây cảnh bonsai việt nam. Có giá trị nghệ thuật lớn đảm bảo các yếu tố cổ, kì, mỹ tức là cổ kính, kì lạ và có mỹ thuật. Mỗi loại cây tác giả gửi gắm tâm hồn của mình vào tác phẩm và thú chơi cây cảnh là một trong những thú vui tao nhã nhất hướng con người hòa hợp với thiên nhiên cây cảnh nhất.

Ý nghĩa phong thủy

Cây tùng la hán là biểu trưng cho chữ “thọ” mang ý nghĩa như một lời chúc sức khỏe, trường thọ. Ngoài ra cây tùng la hán còn mang nhiều ý nghĩa phong thủy khác giúp xua tán những buồn phiền, xua tan những điều xui xẻo và mang đến tài lộc, vận may, an khang và hạnh phúc cho gia chủ. Cây có thể chồng thành chậu nhỏ trong đất dùng làm cây cảnh đặt trên bàn phòng khách, bàn làm việc hoặc sảnh ra vào của ngôi nhà sẽ phát huy được tác dụng phong thủy rất tốt.

Cây tùng la hán được trồng thành hàng hay trồng kết hợp với các loại cây trồng khác tạo nên một vẻ xanh ngời thu hút nhiều người chiêm ngưỡng.

Kỹ thuật trồng cây tùng la hán bonsai

Kỹ thuật trồng cây tùng la hán bonsai đúng không phải là đơn giản. Đối với người đam mê yêu cây cảnh, sáng tạo thì việc tạo ra cây tùng la hán đẹp thì không phải là chuyện khó.

Về nhiệt độ: cây tùng la hán là cây có thể chịu hạn tốt thích hợp khí hậu nắng ẩm từ 18 đến 25 độ C. Tuy nhiên tùng la hán là cây chịu lạnh kém nên vào mùa đông lá thường cằn cõi.

Đối với đất trồng: Cây thích hợp trồng với nhiều loại đất khác nhau nhưng nên trồng trên đất thịt để khi bứng cây không bị dã bầu. thành phần đất trông cũng có thể lựa chọn vừa và trấu. khi giữ cây con trong bầu có thể trộn thêm phân hữu cơ đã hoai mục với tỉ lệ 20- 30% phân hữu cơ, 30% vỏ trấu, 40-50% xơ dừa.

Nói về kỹ thuật trồng cây tùng la hán bạn có thể áp dụng theo phương pháp gieo hạt và triết cành hoặc dâm cành.

Sử dụng phương pháp dâm cành: Nếu dùng phương pháp này trong bầu đất sẽ rất thuận tiện cho việc chăm sóc cây cảnh. Cành dâm trong giai đoạn vườn ươm phải đạt độ từ 15-20cm đặt cây trong bóng râm 30-45 ngày. Sau dó có thể đưa ra nắng, khi cây cao khoảng 80cm trở lên mới được đem trồng xuống đất.

Phương pháp gieo hạt: Còn đối với phương pháp gieo hạt bạn chỉ cần đợi tới khi quả chín đỏ tức là thời điêmmr hạt đã già. Tiến hành lấy quả và gieo toàn bộ số hạt vào trong một khay đất mịn được chuẩn bị từ trước. Sau đó để vào nơi  có bóng râm và giữ ẩm thường xuyên. Sau khi gieo hạt từ 1-2 tháng tùng la hán bắt đầu phát triển thành cây con. Bạn chỉ cần chờ đợi cho cây cứng cáp và đem ra ngoài trồng. bạn có thể gieo hạt cây tùng quanh năm nhưng thích hợp nhất là vào thời điểm đầu mùa xuân.

Cách chăm sóc cây tùng la hán

Do là cây ưa sáng cho nên nếu trồng trong nhà cần phải thường xuyên đưa cây ra chỗ nắng thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Cây có khả năng chịu hạn nhưng nên cung cấp đầy đủ lượng nước cần thiết để cây phát triển tốt. Có thể bổ sung phân bón, nhưng nên nhớ không tưới cây khi cây đang ra đợt.

Phòng trừ sâu bệnh: Trong quá trình trồng cây tùng la hán cần phả chú ý tới hai loại sâu đó là rầy mềm và sâu vẽ bùa. Loại sâu bệnh này tấn công cây khi cây ra đọt non, để phòng trừ cần phải ngắt hết lá đã có hiện tượng úa, héo hay sâu ăn lá. Sau đó tiến hành phún bằng thuốc đặc trị theo sự hướng dẫn.

Cách tạo thế bonsai cho cây tùng la hán

Để có thể tạo dáng và thế đẹp cho cây tùng la hán. Đầu tiên hãy làm sạch bằng cách ngắt bỏ ngọn đọt lá nhỏ xuất hiện từ thân của cành tùng kể cả cắt lá già những thứ, những chi thứ chúi đầu xuống đất. hãy tỉa làm sao để cây tùng có độ thoáng chỉ giữ lại những chi khỏe mạnh.

Bước tiếp theo là tiến hành bấm ngọn, trước khi bấm ngọn bạn thấy những đọt non, vọt tương đối mạnh mẽ. bạn hãy bấm bỏ những ngọn nguột này cho tới vùng biên của lá. Nên nhớ khi cây tùng không ra đọt, không nên cắt tỉa vì như vậy có nghĩa là cây tùng đang phát triển không tốt. Nếu cây chưa phát triển mạnh mà uốn tỉa sẽ khiến cây lại càng yếu. khi cành dã được gọt sạch tiến hành buộc dây. Thông thường người ta sẽ dùng dây cỡ 1.5mm nhờ sét chi tỏa đều những điểm phát tán của ngọn chi thứ của cành sẽ có đủ điều kiện để phát triển tốt. Do đặc điểm sinh lý của cây tùng là lá phải ngửa để hứng sương mới phát triển và khỏe mạnh được. Do đó bạn sẽ phải nắn vuốt làm sao cho mọi lá của cây đều hướng lên trời để cây tùng bonsai có thể phát triển bình thường được.

Trên đây chỉ là các bước kỹ thuật trồng cây tùng la hán bonsai cơ bản nhất, nếu muốn thành công bạn cần trang bị thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm của giới chơi cây cảnh để áp dụng hiệu quả. Chúc các bạn thành công.

Tìm hiểu thêm  

Top 10 cây tùng bonsai đẹp nhất

Cây tùng la hán dáng long

Đến với nhà vườn Thanh hải ở huyện Nam Điền, tỉnh Nam Định cây tùng la hán dáng long dáng đẹp mắt khiến nhiều người chơi cây cảnh mê mẩn trước vẻ đẹp của nó. Với chiều cao 1.8m chiều rộng tán cây là 2.5m, cây tùng la hán dáng long ở Nam Định phải khiến nhiều người chơi cây cảnh cảm thấy ngỡ ngàng và thích thú với loại cây này.

Cây tùng kim cương

Là cây có thân gỗ, khỏe mạnh, cành dẻo dùng làm uốn lượn tạo dáng bonsai rất đẹp. Đầu ngọn lá cây thuôn dài có góc cạnh chóp nhọn. Ngoài ra cây còn mang ý nghĩa của sự vững bền, sự trường tồn trong cuộc sống cũng như con đường sự nghiệp công danh. 

Cây tùng thơm để bàn

Tùng thơm là cây trồng dùng khá phổ biến ở rất nhiều nơi. Đây là cây dạng thân gỗ, màu nâu sẫm, cây có nhiều cành nhánh, những tán cây rộng xung quanh tạo dạng tháp rất tự nhiên. Lá cây Tùng thơm thuộc dạng lá kim mọc xum xuê trên cành cây, có màu xanh giống màu lá chuối non. Thích hợp dùng để bàn hoặc trang trí nội thất, đô thị,…

Cây tùng liễu

Nuôi cây là cả một quá trình nghệ thuật bạn biết đấy cây tùng liễu vốn mệnh danh là hoàng tử sắc đẹp trong họ cây tùng. Cây khoác lên mình bộ áo xanh tươi tràn đầy sức sống với lá hình kim mọc thẳng và chắc chắn.

Cây tùng la hán bách tán

Cây có tốc độ sinh trưởng mạnh mẽ, là cây ưa nắng nhưng cũng có thể chịu được bóng. Cây tùng bách tán sống thích hợp ở những nơi có đất cát, thoát nước tốt. Cây có khả năng chịu được khô hạn, gió mạnh. Cây có quả dạng hình cầu, lúc quả non có màu xanh lúc già thì sẽ chuyển sang màu nâu đất trên quả có các mắt, nhìn khá giống với quả của cây thông.

Cây tùng cối

Với thân cây có màu nâu, vỏ cây sần sùi, có nhiều vết nứt, lớp vỏ cây khá dày. Lá của cây phát triển theo từng búi, nếu dặt vị trí cây ở nơi mát thì lá sẽ bung ra thành những lá nhỏ hơn. Lá của loại cây này rất nhỏ so với cây cảnh khác và có màu xanh tươi rất đẹp. Nhựa của cây có mùi thơm nhẹ đặc trưng, hơn nữa trong thân cây có lõi màu đen và cứng khó cho việc uốn chi.  

Cây tùng đuôi ngựa

Là cây thân gỗ có vỏ dày màu nâu xám ở phía gốc cây và đỏ nhạt ở phía trên. Cây có lá hình kim hợp thành từng đôi có màu xanh thẫm. Cây rất thích hợp để ở vị trí bàn làm việc, sân vườn, phòng khách,… giúp không gian trở lên thoải mái hơn và gần gũi với thiên nhiên hơn. 

Cây tung la hán dáng huyền

Ngày xưa cây tùng la hán rất hiếm, ngày nay thú chơi cây cảnh được nhân rộng nên cây tùng la hán được nhiều người biết đến. Với khả năng sống bền bỉ nên được coi là loài cây phong thủy mang lại sự thịnh vượng, may mắn, phồn vinh. Không những thế mà quanh năm cây còn mang sắc xanh đến không gian trong lành tươi mát cho môi trường sống.

Cây tùng lá kim

Thuộc dạng cây bụi bò phủ mặt đất cao khoảng 50cm hoặc hơn, các lá thường xắp xếp vòng xoắn hình chữ x, lá cây có màu xanh xám trông lạ mắt. Đối với chậu cây tùng lá kim này có thể trang trí cho cả nội thất hoặc ngoại thất đặc biệt là các quán cafe sân vườn, phòng khách,…  

Cây tùng búp

Có nguồn gốc thuộc vùng bắc châu á, cây tùng búp thường mọc ở vùng núi cao chịu hạn, chịu rét tốt và lá cây xanh quanh năm. Cây có lá non hình kim lúc già có hình dạng vảy, lá dày mọc xếp hình quanh cành. Cay tùng búp là cây ưa sáng. Cây phát triển khá chậm nên cần có sự chăm sóc tỉ mỉ.

keyword: Cây tùng la hán bonsai