206 Cộng Hòa, Phường 12, Quận Tân Bình, TPHCM

bonsaidep@gmail.com

Giới thiệu

Tin tức

Liên hệ

Vận chuyển

Toàn quốc (trả phí)

093 629 2319

Hotline tư vấn miễn phí

093 214 0397

Hotline tư vấn miễn phí

Một số đặc điểm và kỹ thuật chăm sóc cho cây kiểng bonsai kim quýt

Cây Kim quý có tên khoa học là Triphasia trifolata P. Wilson có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á. Là một trong những loài bonsai được nhiều người ưa chuộng để trưng trong nhà, phòng khách ngày tết.

Cây kim quýt được ưa chuộng trong những ngày tết như vậy bởi cây mang ý nghĩa cầu may mắn, tài lộc sung túc dồi dào đến với gia chủ trong cuộc sống. Chậu cây kim quýt là món quà mang đầy giá trị tinh thần dành cho bạn bè, người thân, dùng đặt những nơi như khánh thành, tân gia... với ý nghĩa mong muốn may mắn và tài lộc sẽ đến với gia chủ.

Đăc điểm của cây kim quýt

Cây kim quýt là cây gỗ nhỏ, thân cây mang nét thanh mảnh lại vừa khỏe khoắn, lá cây có 3 lá trong một cuống, màu xanh đậm bóng trong cụm lá có nhiều gai nhỏ. Hoa kim quýt có màu trắng, quả của cây mang màu đỏ có múi bên trong và có thể ăn được. Đặc biệt cây dùng để trang trí nội thất trên bàn làm việc, góc văn phòng, phòng khách hay trưng ở ngoài sân nhà…

Thân cây: Nét đặc trưng cũng là điểm nhấn khi nhìn vào một cây bonsai quan trọng nhất là thân cây là có ngọn đẹp (gốc to, ngọn nhỏ). Sự dày ở phần dưới thân cây sẽ làm tăng lên vẻ trưởng thành, kèm theo tuổi tác, vẻ phong sương cũng là điều hấp dẫn của cây cảnh.

Cành cây: Cành cây tạo nên cấu trúc của hình bóng cây. Bạn có thể điều chỉnh cành bằng phương pháp cắt tỉa và uốn dây kẽm. Cành cây khỏe mạnh đầu tiên nằm ngang phải là hàng thứ ba tính từ dưới lên trên. Mỗi cành phải thon gọn từ thân và hẹp dần ở ngọn. Hơn nữa cần chú ý đến sự phù hợp cân đối giữa cây và chậu về tất cả những đặc điểm tạo dáng và vị trí của cây trong chậu. Tránh để những cành mọc đâm ngang và lan ra từ cùng một chỗ trên thân, hay mọc đối diện với cành khác ở cùng một độ cao trên thân.

Cây sống lâu năm, dễ chăm sóc, với những cây kim quýt bé có đặc tính khá chậm lớn dùng trong nghệ thuật bonsai rất phù hợp, tạo cảm giác thư thái, minh mẫn cho người chơi cây với cành cây dễ uốn tỉa và tạo dáng kiểng cổ rất đẹp.

Rễ cây: Rễ cây phải mọc lộ ra trên mặt đất làm tăng thêm ấn tượng về sự trưởng thành và tính chất của cây. Đây là một trong những nét thú vị nhất của nghệ thuật cây cảnh. Rễ cây cần lan ra nhiều hướng quanh thân và bò rộng ra, tạo cho thân cây chỗ tựa chắc chắn.

Cây kim quýt bonsai là giống cây rất phổ biến do mức độ dễ trồng của nó. Cây trồng được ở nhiều nơi, là cây ưa sáng, cây dễ uốn tỉa tạo hình. Cây có nhu cầu nước trung bình, mỗi ngày tưới từ 1 đến 2 lần tùy thời tiết để duy trì ẩm độ đất.

Cây có thể sống trong bóng râm nhưng mỗi tuần cũng nên đưa cây ra trời nắng để cây giúp cây quang hợp hấp thụ chất dinh dưỡng. Cần tránh sâu bệnh cho cây thường xuyên phun xịt thuốc trừ xâu giúp cây khỏe mạnh hơn. Cây bị rụng lá hoặc các nhánh cây có hiện tượng mềm đó là lúc bạn cần chú ý và chăm sóc đặc biệt cho cây. Khi cây xuất hiện các lá vàng, lá úa, héo thì phải cắt bỏ đi ngay tránh lây qua các tán khác trong cây.

Kỹ thuật chăm sóc tốt cho cây kim quýt

Khi đất trong chậu đã cạn kiệt chất dinh dưỡng thì cây có hiện tượng: không còn tươi nữa có hiện tượng kiệt sức, lá kém tươi và bắt đầu vàng lá, các cành như không thể mọc cao lên được, nhiều rễ con lồi lên mặt đất, lớp đất trên bề mặt chậu mỏng dần đi. Những hiện tượng trên cho thấy đã đất trong chậu cây đã hết chất dinh dưỡng và cần thay đất mới cho cây.

Sang chậu và thay đất cho cây kim quýt

Dùng dao cùn xắn từ từ phần đất sát thành chậu cho đến khi bầu đất và thành chậu được tách ra hay trước đó một buổi ta tưới nhiều nước cho đất không bị khô cứng sẽ dễ dàng hơ cho việc thay đất, thay chậu, như vậy chỉ cần nghiêng chậu là lấy cây ra dễ dàng đỡ tốt sức.

Tiến hành cắt loại bỏ những rễ lớn và những rễ đã quá già và chỉ để lại những rễ non để cây tiếp tục phát triển. Lưu ý vết cắt cần nhẹ nhàng, không để rễ cảu cây bị giập nát.

Bón phân: Là cây ưa ẩm nên cần tưới nước thường xuyên. Đất phải đảm bảo yêu cầu dinh dưỡng tốt không để đất quá cằn hoặc khô quá. Bón phân định kỳ 1-2 tháng một lần, lượng bón cho mỗi cây, mỗi đợt tùy theo cây lớn nhỏ, cây lớn thì bón 5-10 gam NPK 20-10-10. Cây nhỏ thì 20-30 gam Compomix.

Nếu cây trồng trong chậu thì cứ 3 đến 4 tháng thay đất một lần bằng cách bỏ bớt 1/3 hoặc 1/4 đất trong chậu thay bằng hỗn hợp đất sạch compost Đầu Trâu.

Nước tưới: Nếu bạn ở khu vực xa thành phố có nguồn nước sông nước giếng thì càng tốt. vì nước ở khu vực này có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cây. Nếu bạn trồng cây ở các thành phố mà dùng nước máy thì nên đổ nước ra chậu hoặc xô để nước đó trong khoảng 5-7 ngày để clo có trong nước máy được giảm bớt đi ít gây hại cho cây.

keyword: Một số đặc điểm và kỹ thuật chăm sóc cho cây kiểng bonsai kim quýt